SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN TẠI QUẢNG NGÃI
PDF

Từ khóa

lúa thuần
giống lúa
hạt giống
năng suất lúa

Tóm tắt

Tóm tắt: Nhằm lựa chọn được giống lúa thuần phù hợp với điều kiện sinh thái của Quảng Ngãi, 9 giống lúa thuần bao gồm ĐH245T, ĐH145Đ-15, ĐH6-1-41, ĐH11-48, ĐH11-54, ĐH145Đ-3, ĐH145Đ-12, ĐH330T-7, ĐH322-18-1 và giống lúa đối chứng HT1 được khảo nghiệm cơ bản trong vụ Đông Xuân năm 2017–2018 tại Trạm giống cây nông nghiệp Đức Hiệp, huyện Mộ Đức và tại xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy các giống lúa đều cho năng suất cao hơn đối chứng từ 0,6 % đến 24,1 %. Trong đó, giống ĐH6-1-41 cho năng suất cao nhất và cao hơn đối chứng 24,1 %, nhưng giống này có độ cứng cây trung bình (điểm 5) và bị đổ ngã khi thu hoạch; giống ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 cho năng suất cao hơn đối chứng từ 18,8 % đến 21,5 %. Các giống lúa, nhìn chung, có các chỉ tiêu chất lượng gạo tương đương giống lúa đối chứng HT1 ngoại trừ giống ĐH145Đ-15 và ĐH11-54; các giống có chất lượng cơm tương đương đối chứng ngoại trừ giống ĐH245T và ĐH330T-7 có chất lượng cơm kém hơn đối chứng. Có thể bổ sung các giống lúa ĐH322-18-1, ĐH145Đ-3 và ĐH11-48 vào bộ giống của tỉnh Quảng Ngãi.

Keywords: giống lúa, hạt giống, lúa thuần, năng suất

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4898
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa, (QCVN 01-55:2011/BNNPTNT).
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2010), Quyết định số 2093/QD-BKHCN về việc công bố Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 8373:2010: Gạo trắng – Đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm.
  3. FAO (2018), Online publication (http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC).
  4. Huang, M., Shan, S., Zhou, X., Chen, J., Cao, F., Jiang, L., and Zou, Y. (2016), Leaf photosynthetic performance related to higher radiation use efficiency and grain yield in hybrid rice, Field Crops Research, 193, 87–93.
  5. Vũ Anh Pháp (2013), Đánh giá khả năng chống chịu đổ ngã của một số giống lúa cao sản triển vọng, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 25, 67–74.
  6. Peng, S., Laza, R. C., Visperas, R. M., Sanico, A. L., Cassman, K. G., and Khush, G. S. (2000), Grain Yield of Rice Cultivars and Lines Developed in the Philippines since 1966, Crop science, 40, 307–314.
  7. Rahman, M. A., Haque, M., Sikdar, B., Islam, M. A., and Matin, M. N. (2013), Correlation Analysis of Flag Leaf with Yield in Several Rice Cultivars, Journal of Life and Earth Science, 8, 49–54.
  8. Ou, S. H. (1985), Rice Diseases – 2nd Edition. Commonwealth Mycological Institute, Kew. 380 pp.
  9. Sttrek H., Beser N. (2003), Selection for grain yield & yield components in early generations for temperate rice, Philippine Journal of Crop Science, 28, 3–15.