Tóm tắt
Tóm Tắt: Bài báo đánh giá chất lượng gạo sau xay xát, phẩm chất cơm và hàm lượng dinh dưỡng của hai giống lúa đặc sản địa phương Thừa Thiên Huế gồm Ra dư và A ri (trồng tại xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu năm 2018), đồng thời xác định thời điểm thu hoạch và phương pháp sấy hạt phù hợp nhất cho 2 giống lúa này. Kết quả cho thấytỷ lệ gạo nguyên của giống Ra dư và A ri đạt khá cao (lần lượt là 60,63% và 59,34%), độ bền gel cao (169 mm và 200 mm), giống có cơm mềm, hàm lượng dinh dưỡng cao như: sắt (38,0 và 187 mg/kg), omega 3 (35,9 và 29,4 mg/100g), omage 6 (787,9 và 793,1 mg/100g), omega 9 (697,1 và 955,4 mg/100g). Việc thu hoạch ở thời điểm 35 ngày sau trổ và sấy lúa ở 40 °C đến lúc độ ẩm của hạt đạt 14% cho tỷ lệ gạo nguyên 61,62% đối với giống Ra dư và 61,23% đối với giống A ri và chất lượng cơm cao hơn so với thu hoạch ở các thời điểm khác và phơi tự nhiên. Thời điểm thu hoạch và điều kiện sấy hạt này cho thấy hai giống Ra dư và A ri cho năng suất lý thuyết (51,67 và 51,87 tạ/ha) và năng suất thực thu (35,5 và 38,74 tạ/ha) cao nhất.
Từ khóa: chất lượng gạo, thời điểm thu hoạch, phương thức sấy hạt, Ra dư, A ri
Tài liệu tham khảo
- Brodford MM, (1976), A rapid and sensitive method for the quantitation of microgram quantities of protein utilizing the principle of protein dye biding, Anal Biochem, 72(1), 248–254.
- Cagampang G.B. and Rodriguez F.M., (1980), Methods of analysis for screening crops of appropriate qualities, University of the Philippines.
- Đặng Trọng Lương, Trần Văn Mạnh, Lê Như Cương, Nguyễn Tiến Long, Lê Tiến Dũng, Hồ Công Hưng, Nguyễn Đình Thi, (2015), Kết hợp công nghệ sinh học và truyền thống trong phục tráng giống lúa địa phương,Tạp chí khoa học Đại học Huế, 108, 9.
- Dương Công Thái, (2004), Khảo sát tỷ lệ gãy của lúa gạo, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Sở Khoa học công nghệ – môi trường An Giang.
- Lê Thu Thủy và Trương Quang Minh, (1995), Ảnh hưởng của mùa vụ và thời điểm thu hoạch trên phẩm chất hạt gạo của 4 giống lúa cao sản có triển vọng tại Bình Đức và Châu Phú tỉnh An Giang, Tuyển chọn giống lúa thích nghi cho những hệ thống canh tác trên các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL, Báo cáo đề tài nghiệm thu cấp Bộ, Viện Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Canh tác, Đại học Cần Thơ, 175–185.
- Lê Thu Thủy, Lê Xuân Thái, Nguyễn Hoàng Khải và Nguyễn Thành Trực, (2005), Chọn tạo giống lúa chất lượng cao và các yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất gạo,Tạp chí Nghiên cứu Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 4, 36–45.
- Lê Tiến Dũng, Nguyễn Tiến Long, Lê Như Cương, Trần Trọng Lượng, Trần Văn Mạnh, Hồ Công Hưng, Hoàng Trọng Kháng, Nguyễn Đình Thi, (2016), Khai thác và phát triển nguồn gen các giống lúa đặc sản địa phương Ra dư, Căn Ngườn, A ri, Cu giơ cho các tỉnh miền Trung, Báo cáo kết quả đề tài quỹ gen NVQG 2011/02.
- Nguyễn Ngọc Đệ, Phạm Thị Phấn, Nguyễn Thành Tâm, Lê Xuân Thái và Nguyễn Kim Chung, (2004), Nghiên cứu xây dựng qui trình thâm canh tổng hợp cho nhóm lúa thơm xuất khẩu tại vùng ven biển (2002–2004), Báo cáo đề tài nhánh của chương trình KC.06.02.NN, Viện Nghiên cứu Hệ thống Canh tác, Trường Đại học Cần Thơ.
- Nguyễn Văn Siêng và Chung Hưng Lợi, (1993), Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất hạt lúa sau thu hoạch, Luận văn Tốt nghiệp Cao học, Trường Đại học Cần Thơ.
- Phạm Văn Phượng, Hứa Minh Sang và Võ Công Thành, (2011), Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cữu Long, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 19b, 136–144.
- Rahim MA., MK. Sultan and AKMAR, Siddique, (1995), Study on rice grain quality affect by time of harvest, Journal article- 960709491. CABI.
- Seko H., (2003), An introduction manual for determination of apparent amylose content of rice grain in the rice breeding program, Faculty of Agronomy, Hanoi University of Agriculture in cooperation with HAU-JICA ERCB Project Office, 6–10.
- Singh, M.V., H.N. Tripathi, and H.P. Tripathi., (1997), Effect of nitrogen and plantingdate on yield and quality of scented rice (Oryza sativa), Indian J. Agron, 42, 602–606.
- The chemical analysis report, http://www.intertek.com/chemicals/testing-and-analysis/.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8370-2010, Thóc tẻ.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8371-2010, Gạo lật.
- Tiêu chuẩn Quốc giaTCVN 8372: 2010, Gạo trắng– Xác định tỉ lệ trắng trong, trắng bạc và độ trắng bạc.
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8373:2010, Gạo trắng– đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng phương pháp cho điểm.
- Trần Thị Hồng Thắm, (2016), Kết quả nghiên cứu và phát triển giống lúa DTM 126, Tạp chí hội thảo quốc giá về Khoa học Cây trồng lần thứ 2, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
- Tran, Khang N., Witt, Torsten, Gidley, Michael J. and Fitzgerald, Melissa., (2018), Accounting for the effect of degree of milling on rice protein extraction in an industrial setting, Food Chemistry, 253, 221–226.