ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG KALI ĐẾN NĂNG SUẤT HẠT GIỐNG HÀNH LÁ (Allium fistulosum L.) TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

Allium fistulosum
Thừa Thiên Huế
phân bón
hành lá
kali

Tóm tắt

Tóm tắt: Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của việc bón kali đến năng suất giống hành lá tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã bón 4 mức kali cho cây hành giống gồm: 0, 84, 168 và 252 kg K2O/ha. Thời gian sinh trưởng của hành lá từ 105 đến 107 ngày. Liều lượng kali có ảnh hưởng đến các đặc điểm về cao cây (45,8–53,7 cm), số lá (15,8–18,9 lá/cây), đường kính lá (10,3–14,1 mm), đường kính thân (27,6–32,2 mm), và số nhánh trên cây (3,8–6,7 nhánh/cây). Việc bón bổ sung kali làm tăng số hoa chắc (131,4–154,1 hoa/bông) và hạt chắc (195,9–233,0 hạt/bông), giảm hoa lép và hạt lép, làm tăng chiều dài hạt (2,80–2,93 mm), nâng cao khối lượng của 1000 hạt (1,975–2,049 g) và năng suất hạt giống hành (362,65–425,79 kg/ha). Sâu xanh da láng và ruồi đục lá là hai đối tượng xuất hiện rất phổ biến trên cây hành giống, trong khi bệnh khô đầu lá và thối nhũn ít phổ biến hơn. Việc bón 168 kg K2O/ha và 252 kg K2O/ha có sai khác về hiệu quả kinh tế (lợi nhuận là 75,416 và 157,925 triệu đồng/ha). Nên sử dụng 138 kg N + 252 kg K2O + 112 kg P2O5 + 500 kg vôi + 15.000 kg phân chuồng /ha tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế để nâng cao hiệu quả sản xuất giống hành.

Từ khóa: hạt giống, hành lá, phân bón, Thừa Thiên Huế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3B.5677
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Minh Hiếu, Phạm Tiến Dũng, Lê Đình Phùng (2013), Giáo trình phương pháp thí nghiệm trong nông học, Nxb. Đại học Huế, Huế.
  2. Hoàng Thị Thái Hòa (2011), Giáo trình Phân bón, Nxb. Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Trần Đăng Hòa, Trần Đăng Khoa, Lê Khắc Phúc (2011), Rau an toàn và một số vấn đề về sản xuất rau an toàn, Tạp chí nghiên cứu và Phát triển, số 3(86), 97–101.
  4. Trần Đăng Hòa (2008), Thành phần ruồi đục lá và ong ký sinh của chúng ở các tỉnh miền Trung, Tạp chí Bảo vệ thực vật, tập 5/2008, 9–14.
  5. Trần Đăng Hòa, Lê Khắc Phúc, Nguyễn Thị Thu Hương (2014), Thực trạng sản xuất rau và sự hiểu biết về rau an toàn ở Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tập 12/2014, 243, 17–23.
  6. Trần Đăng Khoa, Trần Thị Bích Ngọc, Cao Ngọc Tâm, Mai Thị Tá, Trần Văn Trung, Thái Thị Mỹ Thành, Lê Khắc Phúc (2011), Khả năng thay thế phân hóa học bằng phân hữu cơ vi sinh cho cây hành (Allium fistulosum) tại Thừa Thiên Huế, Hội nghị khoa học trẻ khối Nông Lâm Ngư Thủy toàn Quốc, Cần Thơ, tháng 5/2011.
  7. Trần Văn Minh (2008), Giáo trình giống cây trồng, Nxb. Đại học Huế, Huế.
  8. Trần Văn Minh (2015), Giáo trình khảo nghiệm, kiểm định giống cây trồng, Nxb. Đại học Huế, Huế.
  9. Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01 – 169: 2014/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây rau họ hoa thập tự, Ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT, ngày 5 tháng 6 năm 2014.
  10. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2011), Rủi ro biến động giá cả trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 243, Tr. 55–61.