HIỆN TRẠNG CANH TÁC, QUẢN LÝ DỊCH HẠI VÀ THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG TRÊN CÂY CÓI (Cyperus malaccensis Lam) TẠI HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH
PDF

Từ khóa


Cây cói
Càng Long
kỹ thuật canh tác
sâu đục thân

Tóm tắt

Nghiên cứu này xác định hiện trạng canh tác, dịch hại và cách quản lý cũng như thành phần côn trùng trên ruộng cói tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Phương pháp nghiên cứu gồm điều tra nông hộ và khảo sát ngoài đồng. Kết quả cho thấy mỗi nông hộ có 1–2 lao động với nhiều kinh nghiệm trồng cói                 (6–20 năm). Trong kỹ thuật canh tác, 100% nông hộ chỉ sử dụng phân hóa học, liều lượng trung bình 280 N + 140 P2O5 + 110 K2O (kg·ha–1) và không sử dụng phân hữu cơ. Dịch hại quan trọng đối với cây cói là Sâu đục thân (98% số nông hộ) với khả năng làm chết cây cói ở tỉ lệ cao và xuất hiện quanh năm và bệnh đốm vàng (100% số nông hộ). Tồn tại 11 loài côn trùng gồm 8 loài gây hại (0,04–51,5 con/m2) và 3 loài có ích (0,31–1,63 con/m2). Tất cả số nông hộ đều dụng thuốc hóa học để quản lý dịch hại. Cây cói cho thu nhập tương đối cao và phần lớn nông hộ không có ý định chuyển sang cây trồng khác (95% số nông hộ). Việc canh tác cây cói có nhiều thuận lợi như nông hộ có nhiều kinh nghiệm, thu nhập ổn định, đất đai thích hợp. Khó khăn chủ yếu là vấn đề dịch hại và thiếu nước vào mùa khô. 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3D.5737
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2017), Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2017.
  2. Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh (2019), Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Trà Vinh Quý III và 9 tháng năm 2019.
  3. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
  4. Lê Quang Trí, Phạm Thanh Vũ, Lê Thị Linh, Lương Thạnh Siêu và Võ Quang Minh (2011), Đánh giá đất đai định lượng kinh tế và mối quan hệ với đánh giá đất đai định tính huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (20a), 51–60.
  5. Nguyễn Hồng Ửng, Nguyễn Thụy Ái Dân, Trần Thanh Vân, Bùi Tín, Trương Thị Thúy Hằng, Phạm Thị Diễm Mi, Nguyễn Ngọc Nhi và Nguyễn Hồng Nương (2017), Một số dữ liệu bước đầu về tình hình gây hại, đặc điểm hình thái của sâu đục thân cây cói Bactra venosana Zeller (Lepidoptera: Tortricidae) tại tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Bảo vệ thực vật, 6(275), 11–18.
  6. Nguyễn Phạm Hùng (2017), Sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller (Lepidoptera:
  7. Tortricidae) và biện pháp phòng chống theo hướng quản lý tổng hợp tại Thanh Hóa và Ninh Bình, Nxb. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
  8. Nguyễn Phạm Hùng, Nguyễn Văn Chí, Đỗ Xuân Đạt, Nguyễn Nam Hải, Thế Thành Nam, Phạm Thị Vượng và Hồ Thị Thu Giang (2016), Đặc điểm sinh học chính của sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller (Lepidoptera: Tortricidae), Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14(3), 338–345.
  9. Nguyễn Quốc Hậu, Cao Thảo Quyên, Võ Thanh Phong, Lê Văn Khoa và Võ Quang Minh (2017), Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế – xã hội đến sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm – tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ: Môi trường và Biến đổi khí hậu, (1), 64–70.
  10. Nguyễn Thanh Phương (2016), Ảnh hưởng của phân đạm đến năng suất và chất lượng cói (Cyperus malaccensis) tại một số vùng đất nhiễm mặn ở tỉnh Bình Định, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (13), 47–53.
  11. Nguyễn Văn Chí, Phạm Thị Vượng, Đỗ Xuân Đạt, Nguyễn Nam Hải, Nguyễn Ngọc Ước, Phạm Văn Bền, Thế Thành Nam, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu và Vũ Khắc Hiếu (2014), Nghiên cứu phòng chống sâu đục thân hại cói theo hướng sinh học, Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội.
  12. Nguyễn Văn Viên và Nguyễn Minh Giang (2011), Bệnh đốm vàng nhạt hại cói ở Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình và Nga Sơn – Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(1), 46–52.
  13. Tổng Cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê Trà Vinh 2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
  14. Upton, M. S. and B. L. Mantle (2010), Methods for Collecting, Preserving and Studying insects and other terrestrial arthropods, The Australia Entomological Society, Canberra.
  15. Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề Nông thôn Việt Nam (2010), Kỹ thuật thâm canh cói, Tài liệu phục vụ đào tạo TOT – Hợp phần do FAO tài trợ.
  16. Walker, A. K and T. K. Croby (1988), The preparation and curation of insects, Sicence Information Publishing Centre, DSIR, New Zealand.