HIỆU QUẢ TRỪ MỘT SỐ SÂU HẠI RAU CỦA CÁC HỖN HỢP VI SINH VẬT DIỆT CÔN TRÙNG
PDF

Từ khóa

harmful insects
microbial products for insect control
Helicoverpa armigera
Liriomyza sativae
Empoasca flavescens
mixed culture chế phẩm sinh học diệt côn trùng
hỗn hợp vi sinh vật
sâu hại rau
sâu xanh
giòi đục lá
rầy xanh

Tóm tắt

Hiện nay nhu cầu sản xuất rau an toàn đòi hỏi việc sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế các chất hóa học trong phòng trừ sâu hại. Các chế phẩm sinh học để trừ sâu đã được phát triển chủ yếu đều dựa trên hoạt tính của các đơn chủng nên phổ tác dụng còn hẹp. Do đó, chúng tôi thử nghiệm tạo một số hỗn hợp chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis PAM32 (Bt), nấm Metarhizium anisopliae PAM23 và nấm Beauveria bassiana PAM21 và đánh giá khả năng diệt một số loại sâu hại rau khác nhau của các hỗn hợp này cũng như tìm hiểu tác dụng cộng gộp của các chủng. Các hỗn hợp vi sinh vật đã có hiệu quả cao diệt sâu xanh (Helicoverpa armigera, tuổi 3) (diệt 85% số sâu sau ba ngày) và giòi đục lá (Liriomyza sativae) (giảm 70% số lá cây cà chua bị giòi hại ngoài thực tế). Sự có mặt của Bt trong các hỗn hợp làm tăng hiệu quả diệt sâu (thêm tới 50%), kể cả đối với rầy xanh (Empoasca flavescens, tuổi 4) khi thử nghiệm thực tế; còn khi không có Bt thì hiệu quả diệt nấm vẫn thể hiện, dù chậm hơn. Như vậy, việc sử dụng các vi sinh vật trong cùng một hỗn hợp sẽ tận dụng được tác dụng cộng gộp cũng như hiệp trợ của chúng và qua đó làm tăng hiệu quả trừ sâu tổng thể.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3D.6177
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Phạm Thị Thùy (2011), Thực trạng về sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật để phòng trừ dịch hại cây trồng ở Việt Nam trong 20 năm qua, Trang web chính thức của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam (iasvn.org).
  2. Nguyễn Văn Tuất (2006), Nghiên cứu sản xuất sử dụng thuốc sâu sinh học đa chức năng cho một số loại cây trồng bằng kỹ thuật công nghệ sinh học, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KC.04.12, Viện Bảo vệ thực vật.
  3. Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành (2007), Công nghệ sinh học (Tập 5–Công nghệ vi sinh và môi trường), Nxb. Giáo dục, trang 107.
  4. Rajasekhar P. and P. Kalidas (2010), Mechanisms involved in the entomopathogenesis of Beauveria bassiana, Asian Journal of Environmental Science, 5(1), 65–74.
  5. Soccol C. R. et al. (2009), Development of a low cost bioprocess for endotoxin production by Bacillus thuringiensis var israelensis intended for biological control of Aedes aegypti, Brazilian Archives of Biology and Technology, 52(SPE), 121–130.
  6. Baxter S. W., Badenes-Pérez F. R., Morrison A., Vogel H., Crickmore N., Kain W. et al. (2011), Parallel evolution of Bacillus thuringiensis toxin resistance in Lepidoptera, Genetics, 189(2), 675–679.
  7. Peacock J. W., Schweitzer D. F., Carter J. L. and Dubois N. R. (1998), Laboratory assessment of the effects of Bacillus thuringiensis on native Lepidoptera, Environmental Entomology, 27(2), 450–457.
  8. Kim H. M., Jeong S. G., Choi I. S., Yang J. E., Lee K. H. and Kim J. et al. (2020), Mechanisms of Insecticidal Action of Metarhizium anisopliae on Adult Japanese Pine Sawyer Beetles (Monochamus alternatus), ACS Omega, 5(39), 25312–25318.
  9. Li W.-L., Bao Y.-X. and Tong Y.-H. (2014), Screening for virulent strains of Metarhizium anisopliae against Empoasca vitis, Journal of Fujian College of Forestry, 4, 8.
  10. Pu X.-Y., Feng M.-G. and Shi C.-H. (2005), Impact of three application methods on the field efficacy of a Beauveria bassiana-based mycoinsecticide against the false-eye leafhopper, Empoasca vitis (Homoptera: Cicadellidae) in the tea canopy, Crop Protection, 24(2), 167–175.
  11. Yuanbi W. C. T. (1989), INVESTIGETION ON THE CONTROL OF Empoasca flavescens WITH Beauveria bassiana AND Eryniaradicans (Eres), Journal of Southwest Agricultural University, (1), 14.
  12. Wakil W., Ghazanfar M. U., Riasat T., Qayyum M. A., Ahmed S. and Yasin M. (2013), Effects of interactions among Metarhizium anisopliae, Bacillus thuringiensis and chlorantraniliprole on the mortality and pupation of six geographically distinct Helicoverpa armigera field populations, Phytoparasitica, 41(2), 221–234.
  13. Yaroslavtseva O. N., Dubovskiy I. M., Khodyrev V. P., Duisembekov B. A., Kryukov V. Y. and Glupov V. V. (2017), Immunological mechanisms of synergy between fungus Metarhizium robertsii and bacteria Bacillus thuringiensis ssp. morrisoni on Colorado potato beetle larvae, Journal of Insect Physiology, 96, 14–20.
  14. Wraight S. and Ramos M. (2005), Synergistic interaction between Beauveria bassiana-and Bacillus thuringiensis tenebrionis-based biopesticides applied against field populations of Colorado potato beetle larvae, Journal of Invertebrate Pathology, 90(3), 139–150.
  15. Mwamburi L., Laing M., and Miller R. (2009), Interaction between Beauveria bassiana and Bacillus thuringiensis var. israelensis for the control of house fly larvae and adults in poultry houses, Poultry Science, 88(11), 2307–2314.