TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) TRÊN CÁT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PDF

Từ khóa

antibiotics
dosage
treatment time
efficiency
white shrimp kháng sinh
liệu trình điều trị
liều lượng kháng sinh
hiệu quả
tôm thẻ

Tóm tắt

Nghiên cứu cho thấy kháng sinh được sử dụng chủ yếu để trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và phân trắng. Liệu trình điều trị kháng sinh 7 ngày/lần cho tôm chiếm 68,8% và sử dụng oxytetracyline để phòng bệnh cho tôm với liệu trình 3–5 ngày/lần. Liều lượng kháng sinh để trị bệnh bằng phương pháp cho ăn là 5–10 g/kg thức ăn áp dụng cho hầu hết các loại kháng sinh sử dụng, ngoại trừ oxytetracyline dùng để tắm phòng bệnh ở nồng độ 1 ppm và cho ăn phòng bệnh 2–3 g/kg thức ăn. Người nuôi sử dụng lượng kháng sinh trị bệnh liều cao (68,4% số hộ nuôi) và liều thấp (15,8%) so với khuyến cáo của sản phẩm. Việc người nuôi sử dụng nhiều loại kháng sinh trong một lần điều trị chiếm 85,5%; loại kháng sinh dùng phối trộn phổ biến là oxytetracycline. Hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho tôm thẻ chân trắng nuôi trên cát chỉ ở mức trung bình và chiếm tỷ lệ lớn nhất (45,7%). Việc ngưng thuốc kháng sinh trước thu hoạch phù hợp với khuyến cáo được 52,2% số hộ nuôi thực hiện. Các vấn đề cần được quan tâm như tình trạng sử dụng oxytetracyline để phòng bệnh, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi tôm (ciprofloxacin), sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng, người nuôi tự phối hợp các loại kháng sinh để điều trị bệnh.

https://doi.org/10.26459/hueunijard.v130i3D.6181
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Tổng cục thủy sản (2020), Sổng cục thủy sản (2020), kháng tổng cục thủy sản (2020), kháng. Truy cập ngày 7-3-2021 tại https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/tin-t%E1%BB%A9c/-tin-v%E1%BA%AFn/doc-tin/015515/2020-12-30/san-xuat-thuy-san-nam-2020-tiep-tuc-duy-tri-duoc-da-tang-truong/.
  2. Nguyễn Công Văn (2017), Tổng quan về Ô Nhiễm Nông Nghiệp tại Việt Nam: Ngành Thủy Sản, Được soạn thảo cho Ngân hàng Thế giới, Washington, DC.
  3. FAO (2020), Sổ tay hướng dẫn sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong chăn nuôi
  4. dành cho nhân viên thú y cơ sở tại Việt Nam.
  5. Viện Sinh học phân tử LOCI (2020), Mn s Sinh học phân tử LOCI (2020). Truy cập ngày 7-3-2021 tại http://vienloci.org.vn/mot-benh-pho-bien-tren-tom-nuoi/.
  6. Vũ Dũng Tiến, Bùi Đức Quý, Trần Thị Bưởi, Nguyễn Trần Thọ (2017), Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
  7. Nguyễn Trọng Nghĩa, Trương Quốc Phú, Phạm Anh Tuấn, Đặng Thị Hoàng Oanh (2015), Phân lập và xác định khả năng gây hoại tử gan tụy của vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus phân lập từ tôm nuôi ở Bạc Liêu, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 39, 99–107.
  8. Nguyễn Thị Diễm Phương, Trần Phạm Vũ Linh, Bùi Thị Thanh Tịnh, Bùi Thị Mỹ Hạnh, Trần Thị Yến Nhi, Ngô Huỳnh Phương Thảo (2019), Khảo sát một số thảo dược kháng Vibrio parahaemolyticus pVPA3-1 gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi, Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản, Đại học Nha Trang, Số 3/2019.
  9. Nguyễn Văn Khanh, Nguyễn Quang Linh,Trần Thúy Lan , Lê Thị Tuyết Nhân , Trần Quang Khánh Vân, Nguyễn Thị Kim Cơ, Trần Quốc Dung (2019), Phân lập và sàng lọc các chủng Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng nuôi tại phong điền, thừa thiên huế bằng chỉ thị phân tử 16S rRNA, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên, 128, 1E, 47–58.
  10. Lê Hồng Phước, Nguyễn Diễm Thư, Hứa Ngọc Phúc, Phạm Thị Yến (2018), Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam, Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, 11, 10–23.
  11. FAO (2016), Kháng kháng sinh (AMR) - Giải quyết việc sử dụng thuốc kháng sinh trong ngành chăn nuôi.
  12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2016), Thông tư 10/2016/TT-BNNPTNT 1/6/2016 ban hành Phụ lục IC, Danh mục thuốc thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
  13. Vũ Đình Tôn, Phạm Kim Đăng, Phan Đăng Thắng, Đỗ Thúy Nga, Heiman Wertheim, MarieLouise Scippo (2011), Giám sát sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Việt Nam.
  14. Kümmerer K. (2009), Antibiotics in the aquatic environment—a review —part I, Chemosphere, 75, 417–34.
  15. Vũ Dũng Tiến, Bùi Đức Quý, Trần Thị Bưởi, Nguyễn Trần Thọ (2017), Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
  16. Phuong, N. T., Huynh, T. T., Pham, K. D., Dang, V. B. (2006), Survey on the use of chemicals and drugs in shrimp farming in Vietnam, In Final report of a Joint Vietnamese - Belgian project funded by SPO, Brussels, 4–23.
  17. Cát Thị Khánh Vân (2017), Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.