Tóm tắt
Cây địa liền được dùng làm gia vị và dược liệu và mọc ngoài tự nhiên ở vùng đồi núi hoặc được trồng tại Việt Nam và nhiều nước nhiệt đới ở châu Á. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2022 để điều tra, đánh giá và mô tả đặc điểm thực vật, hiện trạng phân bố, điều kiện sinh thái và khả năng nhân rộng sản xuất cây địa liền tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. Kết quả cho thấy hiện trạng phân bố cây địa liền tại các tuyến điều tra không đều; số lượng bắt gặp cá thể thấp. Chúng tôi đã đánh giá được 16 chỉ tiêu hình thái thân lá và đặc điểm giải phẫu thân, lá, rễ của cây địa liền. Tất cả các mẫu đều được định danh và có tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ gừng. Cây chủ yếu mọc sát bề mặt, nơi đất giàu mùn, độ ẩm cao, địa hình thoáng, ánh sáng khá và khả năng thoát nước tốt. Địa liền hiện được người dân khai thác chủ yếu ngoài tự nhiên để bán cho tiểu thương hoặc sử dụng chứ rất ít được gây trồng. Kết quả nghiên cứu là thông tin quan trọng để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát triển cây địa liền ở địa phương.
Tài liệu tham khảo
- Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (2016), Báo cáo dự án Bảo tồn động thực vật hoang dã tỉnh Gia Lai.
- Nghị Quyết số 9 - NQ/TU ngày 3/7/2019, Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai, khoá XV.
- Lê Thị Thanh Hương, Nguyễn Trung Thành (2016), Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên để bảo tồn và phát triển bền vững. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa học tự nhiên và công nghệ, 1, 55–64.
- Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học QG Hà Nội.
- Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – tập 2, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật.
- Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Chí, Hoàng Kim Toản, Trần Thị Thu Giang, Đặng Văn Sơn, Nguyễn Thị Dung (2019), Xây dựng bộ tiêu chí và đánh giá đặc điểm nông sinh học cây địa liền tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 128(3A), 27–36.
- Hoàng Thị Sản (1998), Giải phẩu hình thái học thực vật, Nxb. Giáo dục.
- Lưu Đàm Cư (2009), Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm y học cổ truyền của các dân tộc để bảo tồn và phát triển cây thuốc, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
- Nguyễn Thị Thanh Vân (2005), Bước đầu tìm hiểu cây thuốc của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội.
- Wilson Wong (2008), Grow the Sand Ginger, Singapore Published.
- Nguyễn Thượng Hải, Phạm Hồng Ban, Hoàng Danh Trung, Nguyễn Nghĩa Thìn (2014), Cây thuốc được đồng bào dân tộc Thái chữa gãy xương, bong gân, sai khớp tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, Tạp chí khoa học công nghệ, 52, 49–496.