Tóm tắt
Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia (Cav) S.T. Blake, 1958) là loài nhập nội được trồng phổ biến ở nước ta với mục đích lấy gỗ và chiết xuất tinh dầu. Sản xuất cây giống Tràm năm gân bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ giúp giữ được các đặc tính tốt như sinh trưởng mạnh, hàm lượng tinh dầu cao từ các giống đã được tuyển chọn. Mẫu đoạn thân Tràm năm gân thu nhận từ tự nhiên được rửa sạch và khử trùng với HgCl2 0,1% trong 16 phút. Sau 3 tuần nuôi cấy, tỷ lệ mẫu sống và không nhiễm là 83,33%. Môi trường MS bổ sung 30 g/L sucrose, 8,0 g/L agar, 1,5 mg/L BAP là môi trường thích hợp nhất để nuôi cấy mẫu đoạn thân Tràm năm gân với số chồi tái sinh là 2,13 chồi/mẫu, chiều cao chồi 1,49 cm. Môi trường tối ưu cho nhân nhanh chồi là môi trường MS bổ sung 2,5 mg/L BAP + 1,0 mg/L KIN + 0,5 mg/L NAA + 0,2 mg/L GA3 + 0,2 mg/L B2 với số chồi là 15,93 chồi/mẫu, chiều cao trung bình của cụm chồi là 2,53 cm. Rễ hình thành và phát triển tốt nhất trên môi trường ½ MS bổ sung 1,5 mg/L IBA với số rễ /chồi là 3,03 rễ và chiều dài rễ là 3,47 cm.
Tài liệu tham khảo
- Brophy, J. J., Craven, L. A., Doran, J. C. (2013), Melaleucas: their botany, essential oils and uses. ACIAR Monograph No. 156, Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra, 415 pp.
- Trần Thị Ngọc Trâm, Phan Thị Thúy Hằng, Phạm Thị Diễm Thi, Trần Thúy Lan, Trương Thị Phượng Lan, Hoàng Tấn Quảng (2021), Nghiên cứu đa dạng di truyền các loài tràm (Melaleuca spp.) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo toàn văn Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2021, Thái Nguyên 24/10/2021, 9–15.
- Thi, P. T. D., Man, N. T. N., Quynh, N. T. K., Hoa, T. T., Thuy, P. M. T., Quang, H. T. (2023), Micropropagation of Long-Leaved Paperbark (Melaleuca leucadendra (L.) L.), Journal Propagation of Ornamental Plants, 23(4), 91–98.
- Lê Đình Khả, Nguyễn Thị Thanh Hường, Nguyễn Văn Dư (2017), Một số dòng vô tính Tràm năm gân có triển vọng trong sản xuất tinh dầu ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 23, 31–36.
- Surh J., Yun J. M. (2012), Antioxidant and anti-inflammatory activities of butanol extract of Melaleuca leucadendron L., Prev Nutr Food Sci, 17(1), 22–28.
- Monzote, L., Scherbakov, A. M., Scull, R., Satyal, P., Cos, P., Shchekotikhin, A. E., Gille, L., Setzer, W. N. (2020), Essential oil from Melaleuca leucadendra: Antimicrobial, antikinetoplastid, antiproliferative and cytotoxic assessment, Molecules, 25(23), 5514.
- Lê Thị Phương Thảo, Châu Thị Thanh, Nguyễn Duy Phong, Ngô Thị Phương Anh, Phạm Thị Phương Thảo (2019), Thực trạng canh tác cây tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 18, 102–108.
- Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
- Hoàng Huy Tuấn, Phạm Cường, Lê Thị Thúy Nga, Tống Phước Bình, Nguyễn Cao Danh, Tôn Thất Ái Tín (2023), Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống in vitro cây Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 23, 22–31.
- Phùng Thị Hằng, Nguyễn Bảo Toàn (2011), Nhân giống cây tràm (Melaleuca cajuputi Powell) bằng phương pháp nuôi cấy mô, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 20, 89–96.
- Phạm Thị Mận, Vũ Đình Hưởng, Nguyễn Xuân Hải, Kiều Mạnh Hà, Trương Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Linh, Vũ Thị Thu Thanh, Ninh Văn Tuấn (2022), Nghiên cứu nhân giống tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L.) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, 6, 41–50.
- Khuất Thị Hải Ninh, Hoàng Thị Thu, Nguyễn Thị Thơ, Đào Thị Thanh Mai, Vũ Quang Nam, Nguyễn Thị Thanh Hường, Lê Đình Khả, Hoàng Thanh Lộc (2024), Nghiên cứu nhân giống các dòng tràm năm gân Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp 1(1), 13–24.
- Murashige, T., Skoog, F. (1962), A revised medium for rapid growth and bio assays with tobacco tissue cultures, Physiologia Plantarum, 15(3), 473–497.
- Lê Thị Như Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh Nga, Phan Thị Phương Nhi (2019), Quy trình nhân giống in vitro cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) dòng Clt43, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 128(3D), 33–41.
- Neelamathi D., Ramya P., Mallika S. (2005), Effect of riboflavin on initiation and multiplication of shoot cultures of sugarcane, Sugar Tech, 7(1), 83–85.
- Lê Thị Như Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh Nga, Phan Thị Phương Nhi (2020), Nghiên cứu quá trình khử trùng và nhân nhanh trong nhân giống in vitro cây keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) dòng Clt43, Báo cáo toàn văn Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2020, ngày 27 tháng 10 năm 2020,909–913.
- Triệu Thị Thu Hà, Cấn Thị Lan, Đồng Thị Ưng (2014), Nghiên cứu nhân giống keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 4, 3508–3515.
- Bùi Văn Thắng, Nguyễn Thi Hồng Gấm, Ngô Văn Thanh, Chu Hoàng Hà (2014), Nghiên cứu hệ thống tái sinh cây bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) thông qua phôi soma phục vụ chuyển gen, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Chuyên đề Trường đại học Lâm nghiệp - 50 năm Xây dựng và Phát triển, 11/2014, 155–1594.
- Lê Thị Hoa, Mai Thị Phương Thúy, Đỗ Hữu Sơn, Văn Thu Huyền, Hoàng Thị Hồng Hạnh, Ngô Thu Hảo, Nguyễn Thị Hồng (2023), Nghiên cứu nhân giống một số dòng bạch đàn lai (Eucalyptus urophylla x Eucalyptus grandis) UG105, UG111, UG117 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 6, 37–52.
- Jala, A., Chanchula, N. (2014), Effect of BA and NAA on micropropagation of tea tree (Melaleuca alternifolia Cheel) in vitro, Thai Journal of Agricultural Science, 47(1), 37–43.
- Chen, B., Li, J., Zhang, J., Fan, H., Wu, L., Li, Q. (2016), Improvement of the tissue culture technique for Melaleuca alternifolia, Journal of Forestry Research, 27(6), 1265–1269.
- De Oliveira, Y., Pinto, F., da Silva, A. L. L., Guedes, I., Biasi, L. A., Quoirin, M. (2010), An efficient protocol for micropropagation of Melaleuca alternifolia Cheel, In Vitro Cellular & Developmental Biology - Plant, 46(2), 192–197.