NHU CẦU CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ DU LỊCH BỔ SUNG TẠI CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
PDF

Từ khóa

Dịch vụ du lịch bổ sung
nhu cầu
trải nghiệm
sự hài lòng
di tích lịch sử văn hóa.

Tóm tắt

Tóm tắt: Các dịch vụ du lịch bổ sung là một yếu tố quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện cấu trúc sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu đa dạng, gia tăng trải nghiệm và nâng cao sự hài lòng của du khách. Với mục đích tìm kiếm giải pháp tăng cường phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung và nâng cao khả năng thu hút của các điểm di tích lịch sử văn hóa (LSVH) nổi trội của tỉnh Quảng Trị, nghiên cứu tiến hành phân tích nhu cầu thị trường đối với các dịch vụ này. Kết quả cho thấy mặc dù du khách khá hài lòng        với nhiều loại dịch vụ du lịch bổ sung hiện tại, nhưng sự đơn điệu, sự thiếu chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ kém đã hạn chế đến khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách và từ đó là sự hài lòng với chuyến đi. Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra các cơ hội và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích LSVH tỉnh Quảng Trị, bao gồm các giải pháp về qui hoạch phát triển, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển, hợp tác công – tư cũng như nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung. 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4569
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Bui Thi Tam (2016), Management of World Cultural Heritage for Sustainable Tourism in Hue Royal Capital, Vietnam, In "Tourism and Monarchy in Southeast Asia: From Symbolism to Commoditization", 103–118, Cambridge Scholars Publishing, UK.
  2. Đỗ Cẩm Thơ (2015), Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch một số nước trong khu vực và trên thế giới. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, http://www.itdr.org.vn/vi/nghiencuu-traodoi/, truy cập ngày 10/1/2017.
  3. Kotler, P., Bowen, J. & Makens J. (2006), Marketing for hospitality and tourism, Prentice Hall, Inc., Pearson.
  4. Lê Đức Thọ (2004), Di tích Lịch sử văn hóa và Danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Trị.
  5. Luật Du lịch Việt Nam (2017), Luật số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  6. McKercher B. and Du Cros H. (2002), Cultural Tourism – The Partnership Between Tourism and Cultural Heritage Management, The Haworth Hospitality Press, New York.
  7. Morrison, A. M. (2013), Marketing and Managing Tourism Destinations, Routledge. London and New York.
  8. Phan Huy Xu và Võ Văn Thành (2016) Bàn về Văn hóa du lịch. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
  9. Zeithaml V. A., Bitner, M. J. and D. D. Gremler (2006), Service Marketing–Integrating Customer Focus Across the Firm, 4th edition, The McGraw-Hill companies Inc.
  10. World Economic Forum (WEF, 2017), The travel and tourism competitiveness report 2017.