CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHẬT BẢN TỪ GIỮA THẾ KỶ 16 ĐẾN KHI KẾT THÚC THỜI KỲ TOKUGAWA (1868)

Tóm tắt

Cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, từ xa xưa Nhật Bản luôn coi nông nghiệp là nền tảng của kinh tế quốc gia.Tuy vậy, khác với hầu hết các nước trong khu vực, Nhật Bản có rất ít đồng bằng châu thổ trù phúmà chủ yếu là những dải đất rộng ven biển hay các thung lũng hẹp nằm giữa các dãy núi.Do diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ; vì thế, điểm đáng chúý trong nền nông nghiệp Nhật Bản thời phong kiến nói chung và thời Tokugawanói riêng là, đất canh tác có quy mô nhỏ nhưng lại nằm dưới quyền kiểm soát lớn của các daimyo và được người nông dân lĩnh canh. Trong tiến trình phát triển kinh tế nông nghiệp, chính sách ruộng đất và sở hữu ruộng đất có tác động không nhỏ đến sự biến đổi trong nông thôn Nhật Bản. Bài viết này sẽ tìm hiểu chính sách ruộng đất của Nhật Bản trong thời Mạc phủ Tokugawa; đồng thời nêu lên những tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp Nhật Bản thời kỳ này.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jssh.v126i6A.4232
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. John Whitney Hall (2008), The Cambridge history of Japan, vol 4: early modern Japan, Cambridge University Press.
  2. Nguyễn Quốc Hùng (2007) (chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Thế giới, Hà Nội.
  3. Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với Châu Á –Những mối liên hệ lịch sử và những chuyển biến kinh tế xã hội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
  4. George Sansom (1995), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  5. Phạm Thị Trang (2012), Thời kỳ Tokugawa (1603 - 1868) và vai trò của nó đối với sự phát triển của lịch sử Nhật Bản, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
  6. Nguyễn Nam Trân (2015), Giáo trình lịch sử Nhật Bản, Bản thảo năm 2015.
  7. http://www.duhocnhatban.edu.vn/trang-chu-du-hoc-nhat-ban/76-nhat-ban-do-day/262-nong-nghiep-nhat-ban.html
  8. http://www.inas.gov.vn/391-che-do-ruong-dat-thoi-phong-kien-o-nhat-ban.html