Tóm tắt
Thơ Xuân Diệu trước 1945 không chịu ảnh hưởng nhưng lại có sự quan tâm đến tồn tại con người, vì vậy mà có nét gần gũi với tư tưởng hiện sinh. Đây là sự tương đồng giữa một hiện tượng thơ ca và một trào lưu triết học. Dù là thơ lãng mạn nhưng thơ Xuân Diệu có nỗi lo âu về ý nghĩa sự sống, có nỗi buồn vô cớ, có nỗi cô đơn khi con người nhận ra mình là giá trị duy nhất, có sự dấn thân để mình tự làm nên chính mình… Vì vậy, thơ Xuân Diệu mang tâm thức hiện sinh và cụ thể là tâm thức về siêu việt hiện sinh
Tài liệu tham khảo
- Phan Cự Đệ (1966): Phong trào Thơ mới, Nxb Khoa học, Hà Nội.
- M.Heidegger (1927): Hữu thể và thời gian, t.1, Trần Công Tiến dịch, Nxb Quê Hương.
- Lê Đình Kỵ (1989): Thơ mới những bước thăng trầm, Nxb tp Hồ Chí Minh.
- E.Mounier: Những chủ đề của triết hiện sinh, Thụ Nhân dịch (1970), Nxb Nhị Nùng.
- Nhiều tác giả (2010): Về con người cá nhân trong văn học cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
- F.Nietzsche (1883-1885): Zarathustra đã nói như thế, Trần Xuân Kiêm dịch (1971), Nxb An Tiêm.
- J.P.Sartre (1946): Hiện sinh - một nhân bản thuyết, Thụ Nhân dịch (1968), Nxb Nhị Nùng.
- Trần Đình Sử (2012): Địa vị lịch sử của phong trào Thơ mới, phebinhvanhoc.com.vn.
- Hoài Thanh, Hoài Chân (1941): Thi nhân Việt Nam, Nxb Hoa Tiên (tái bản, 1967).
- Lưu Khánh Thơ: Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu, TCVH số 1/1996, 40-43.