Tóm tắt
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát chất lượng nguồn nhân lực tại 10 khách sạn 3 sao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với 55 bảng hỏi cho các lãnh đạo khách sạn. Kết quả thu được đánh giá của các lãnh đạo khách sạn về kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân viên hiện đang làm việc tại đơn vị là chưa tốt, chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy chất lượng nguồn nhân lực tại các khách sạn 3 sao cần được cải thiện một cách đồng bộ về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mặc dù kết quả còn cho thấy mức độ kỳ vọng của các lãnh đạo khách sạn 3 sao về chất lượng nguồn nhân lực khá cao, song hoạt động đào tạo nguồn nhân lực ở các khách sạn lại chưa được đầu tư đúng mức. Dựa trên thực trạng nguồn nhân lực ở các khách sạn 3 sao, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tài liệu tham khảo
- Sách báo trong nước
- . Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực: đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- . Trương Thị Minh Sâm (2007), Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, NXB Khoa học – Xã hội, Hà Nội.
- . Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- . Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình Nguồn nhân lực, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
- . Mai Quốc Chánh (2000), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
- . Mai Quốc Chánh (1999), Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- . Vũ Minh Huệ (2009), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước.
- . Lê Chí Công, Từ dự báo nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020 đến định hướng và giải pháp phát triển chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch tại Đại học Nha Trang. Tạp chí Kinh tế và phát triển. Số 164 (2011).
- . Học viện hành chính quốc gia (2000), Quản lý nguồn nhân lực, NXB Giáo dục.
- . Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- . Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
- . Vũ Thị Hằng (2009), Nghiên cứu thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
- . Nguyễn Chí Quốc (2017), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn Century Riverside Huế, Luận văn Thạc sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.
- . Lê Trương Nhật Quang (2015), Phát triển nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghĩ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
- . Võ Xuân Tiến (2010), Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5 (40), tr. 263-269.
- . Vũ Minh Huệ (2009), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước, Học viện hành chính Quốc Gia.
- . Đặng Thanh Hiếu (2015), Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại khách sạn Duy Tân, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Huế.
- Sách báo nước ngoài
- . WB. World Development Indicators. - London: Oxford, 2000.
- . Torraco & Swanson (1995), The strategic roles of human resource development, Human Resource Planning, 18(4), pg. 10-21.
- . John P. Wilson (2001), Human Resource Development: Learning for individuals and organizations, Kogan Page Limited, London, UK.
- . Jerry W. Gilley, Steven A. Eggland, and Ann Maycunich Gilley (2002), Principles of human resource development, Perseus Publishing, USA.
- . Yang Xiao (2010), Thesis “The importance of staff training in the hotel industry. Case study: Renaissance Shanghai Yuyuan Hotel, University of Applied Sciences.