Tóm tắt
Tóm tắt: Định giá tài sản bảo đảm trong quan hệ tín dụng để cấp tín dụng cho khách hàng là hoạt động thường xuyên của các tổ chức tín dụng. Với việc quy định của Bộ luật Dân sự cho phép tài sản bảo đảm để bảo đảm cho nhiều khoản vay, cũng như khuyến khích việc đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quy định tài sản bảo đảm, tiêu chuẩn để định giá tài sản bảo đảm và hệ thống cơ sở dự liệu để quản lý tài sản bảo đảm sẽ là khung an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật hình sự. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích thực trạng về hoạt động định giá tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại, những vướng mắc trong việc xác định cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi này và đề xuất giải pháp nhằm xác định cơ sở để truy cứu tránh nhiệm pháp lý đối với hành vi định giá sai tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
Tài liệu tham khảo
- Tài liệu tham khảo
- Quốc hội, (2010), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
- Quốc hội, (2017), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Quốc hội, (2017), Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017.
- TS. Nguyễn Minh Điện (2010), Thẩm định giá tài sản & doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội;
- TS. Nguyễn Minh Hoàng (2011), Giáo trình Định giá tài sản, NXB Tài chính, Hà Nội;
- TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng, NXB Thống kê, Hà Nội.
- Phan Diên Vỹ, “Định giá tài sản trong hoạt động ngân hàng – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí ngân hàng, số 6/2013.