TẦM NHÌN TRẦN NHÂN TÔNG VỚI HỌC THUYẾT CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
PDF

Từ khóa

Cư trần lạc đạo, độc lập tự chủ, Trần Nhân Tông, văn hóa giáo dục, yêu nước

Tóm tắt

Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, vị anh hùng dân tộc và là vị thiền sư đắc đạo khai sáng ra Thiền phái Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Cũng như các Phật tử đời Trần, với niềm tin vào Đạo Phật, Trần Nhân Tông đã coi mình là Phật vì Phật không phải ở đâu xa, do đó phải sống và hành động như Phật. Trên cơ sở thấm nhuần sâu sắc đạo lý nhà Phật, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xây dựng học thuyết Cư trần lạc đạo nhằm khởi xướng tinh thần yêu nước và nối kết thực thi giáo lý Thiền môn để hướng tâm chúng sinh thành tâm Phật. Kể từ khi được thiết lập, vận hành và thể nhập vào đời sống thực tiễn, học thuyết này đã trở thành một chủ trương, đường lối và mục tiêu tối hậu xuyên suốt cả thời đại Lý – Trần. Bài báo phân tích sự hình thành học thuyết Cư trần lạc đạo và diễn giải ý nghĩa của nó đối với cuộc sống tâm linh và sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng thời, tác giả của bài báo cũng liên hệ và phát triển học thuyết Cư trần lạc đạo vào việc tạo nên một nền Phật giáo mang bản sắc Việt Nam và công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời đại nhà Trần và hiện nay.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6E.5899
PDF

Tài liệu tham khảo

  1. Ngô Sỹ Liên và các sử thần triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998.
  2. Nhiều tác giả, Tìm hiểu Xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981.
  3. Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử, Tập 2, Tu thư Vạn Hạnh, 1982.
  4. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tập 3, Nxb. TP. HCM, 2002.
  5. Viện Văn học, Thơ văn Lý – Trần, Tập 2, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989.