Tóm tắt
Trong các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam tham gia có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, CPTPP được xem là một trong những hiệp định có nhiều cam kết với những yêu cầu cao về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt liên quan đến các đối tương thuộc quyền sở hữu công nghiệp. Điều này đặt ra những thử thách pháp lý rất lớn đối với một số quốc gia chưa có một hệ thống pháp lý bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ hoàn thiện, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, với mong muốn góp phần vào hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, trong phạm vi bài viết, tác giả xin đưa ra nghiên cứu về các yêu cầu trong Hiệp định CPTPP về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự, trên cơ sở đó, sẽ phân tích, đánh giá sự tương thích trong quy định của bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành với các quy định trong hiệp định này. Từ đó, gợi mở một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, nhằm đảm bảo tính tương thích, phù hợp với các yêu cầu trong Hiệp định CPTPP.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thị Quế Anh (2014), Hiệp định Trips: Những tác động tới quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, số 2 năm 2014;
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (AGREEMENT ON TRADE – RELATED ASPECTS OF IPR – TRIPS)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA);
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
- Nguyễn Viết Thịnh - Vụ Pháp luật – VPCP, trang tin Xây dựng pháp luật, Cổng thôn tin điện tử Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 01 ngày 29/02/2008 TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.