Tóm tắt
Bài viết phân tích và làm rõ thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) ở các trường đại học vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và bối cảnh quốc tế, trong nước có nhiều diễn biến phức tạp đang đặt ra yêu cầu cao đối với công tác quốc phòng, an ninh và đối với ĐNGV GDQP&AN. ĐBSCL không nằm ngoài sự phát triển này nên việc nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển ĐNGV GDQP&AN ở các trường đại học sẽ giúp định hướng và tìm ra các giải pháp phù hợp, đạt hiệu quả, khả thi cho công tác quản lý này.
Tài liệu tham khảo
- Phan Xuân Dũng. (2017). Quản lý quá trình đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở các trường đại học hiện nay. Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo duc. Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.
- Hội đồng GDQP&AN, Ban Thường trực. (2018). Báo cáo số 2095/BC-BTT của Ban thường trực Hội đồng GDQP&ANTW về Kết quả thực hiện quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm GDQP&AN; liên kết GDQP&AN của các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngày 19 tháng 10 năm 2018, Hà Nội.
- Đặng Bá Lãm. (2012). Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam & Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. (2020). Báo cáo thường niên Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nguyễn Minh Tuấn. (2019). Phát triển đội ngũ giảng viên khối ngành kỹ thuật các trường đại học vùng đồng bằng sông cửu long theo tiếp cận năng lực. Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục. Trường Đại học Vinh, Nghệ An.
- Thủ tướng Chính phủ. (2019). Quyết định “Phê duyệt đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030”, ngày 18 tháng 01 năm 2019.