Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về thực trạng học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nội dung tập trung vào tìm hiểu những khó khăn mà sinh viên hai khối gặp phải khi thay đổi từ môi trường ở bậc trung học sang môi trường đại học. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Anh (khối D1) thấy áp lực khi phải học chung với sinh viên thi đầu vào bằng tiếng Nhật (khối D6) và mong muốn được học riêng nhóm với sinh viên khối D6. Cần phải có phương pháp phù hợp để phát huy, khuyến khích, không làm mất đi hứng thú học tập của sinh viên khối D6 và không tạo áp lực cho sinh viên khối D1 là vấn đề cần quan tâm giải quyết, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất, khi mới thay đổi môi trường học tập từ bậc trung học lên bậc đại học.
Tài liệu tham khảo
- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020 (dự thảo lần thứ 14) về định hướng phát triển giáo dục.
- Funahashi Hiroyo (2015)、『 外国人学生の自律的な日本語学習を支えるしくみ -アクティブラーニングにおける位置づけ-』、鈴鹿大学紀要(22)、63-77。
- Kita Yoko (2019)、『AL を活用した初等中等外国語教育における授業観察の一考察 ~アクティブ・ラーニングと効果的なフィードバック~』、鳴門教育大学情報教育ジャーナル、番号16 pp.17-20、 2019.
- Mizogami Shinichi (2014)『アクティブラーニングと教授学習パラダイムの変換』東信堂
- Nguyễn Quý Thanh & Nguyễn Trung Kiên (2012), “Tính tích cực học tập của sinh viên: Một phân tích về khoảng cách giữa nhận thức và thực hành”, Tạp chí Tâm lý học, số 8 (161) tr 41-54, 2012.
- Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2016), “Phát huy tính tích cực của sinh viên trong dạy học các môn tâm lý học, giáo dục học đại cương”, Văn hóa – Giáo dục – Nghệ thuật, số 23, tháng 9 năm 2016, 28-32.
- Võ Bình Nguyên (2014) ,“Tính tích cực học tập của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu so sánh theo giới tính”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội viện đảm bảo chất lượng giáo dục, p27.