Sử dụng phản hồi từ giáo viên để chỉnh sửa bài viết: So sánh dữ liệu từ hai người học khác nhau
PDF (English)

Từ khóa

Written feedback
Revisions
Learner proficiency
Writing improvement
CAF measures Phản hồi bài viết
Chỉnh sửa
Trình độ ngôn ngữ
Cải thiện bài viết
Các chỉ số CAF

Tóm tắt

Phản hồi từ giáo viên (Teacher feedback) luôn đóng vai trò trung tâm trong hoạt động nghiên cứu về kỹ năng Viết ngoại ngữ. Dù đã có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này, nhưng hiểu biết về việc sử dụng các phản hồi đó của người học vẫn còn khá hạn chế. Đặc biệt, có rất ít các nghiên cứu về tác động của các đặc tính người học khác nhau đối với quá trình họ sử dụng phản hồi và tiến hành chỉnh sửa bài viết. Xuất phát từ mối quan tâm đến vấn đề tranh cãi xung quanh tính hiệu quả của các phản hồi của giáo viên và vai trò của các đặc tính cá nhân trong các hoạt động phản hồi đánh giá bài viết, nghiên cứu này tìm hiểu cách thực hiện các hoạt động chỉnh sửa bài viết sau khi nhận được phản hồi từ giáo viên của hai người học có trình độ tiếng Anh khác nhau. Số liệu có được dựa trên quá trình phân tích định tính và định lượng các chỉnh sửa và hiệu đính bài viết của hai trường hợp cụ thể. Các hoạt động chỉnh sửa bài viết được phân tích định lượng dựa vào sự phân loại các kiểu và mức độ hiệu đính sử dụng hệ thống phân loại của Min (2006). Về mặt định lượng, thay đổi về các chỉ số tính chính xác trong sử dụng ngôn ngữ (accuracy), độ lưu loát (fluency), và độ phức tạp của cấu trúc bài viết (complexity) được tính toán. Kết quả phân tích cho thấy ít nhiều mối liên hệ giữa trình độ tiếng Anh của người học, các hoạt động chỉnh sửa của họ, và những cải thiện trong chất lượng bài viết sau khi đã chỉnh sửa. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất về cách thực hiện các hoạt động phản hồi bài viết trong lớp học kỹ năng Viết.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v130i6D.6389
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Bitchener, J., & Knock, U. (2009). The relative effectiveness of different types of direct written corrective feedback. System, 37, 322-329.
  2. Bitchener, J., & Storch, N. (2016). Written corrective feedback for L2 development. Multilingual Matters.
  3. Ellis, R. (2009). A typology of written corrective feedback types. ELT Journal, 63(2), 97-107.
  4. Ellis, R., Sheen, Y., Murakami, M., & Takashima, H. (2008). The effects of focused and unfocused written corrective feedback in an English as a foreign language context. System, 36, 353-371.
  5. Ferris, D., & Hedgcock, J. (2005). Teaching ESL composition: Purpose, process, and practice. Erlbaum.
  6. Harran, M. (2011). What higher education students do with teacher feedback: Feedback-practice implications. Southern African Linguistics and Applied Language Studies, 29(4), 419-434. http://doi.org/10.2989/16073614.2011.651941
  7. Hyland, K., & Hyland, F. (2006). Feedback on second language students’ writing. Language Teaching, 39, 83-101. https://doi.org/10.1017/S0261444806003399
  8. Larsen-Freeman, D. (2006). The emergence of complexity, fluency, and accuracy in the oral and written production of five Chinese learners of English. Applied Linguistics, 24(7), 590-619.
  9. Lee, G., & Schallert, D. L. (2008). Meeting in the margins: Effects of the teacher-student relationship on revision processes of EFL college students taking a composition course. Journal of Second Language Writing, 17, 165-182.
  10. Lee, I. (2014). Revisiting teacher feedback in EFL writing from sociocultural perspectives. TESOL Quarterly, 48(1), 201-213.
  11. Li, J., Link, S., & Hegelheimer, V. (2015). Rethinking the role of automated writing evaluation (AWE) feedback in ESL writing instruction. Journal of Second Language Writing, 27, 1-18.
  12. Long, M. H. (2009). Methodological principles for language teaching. In M. H. Long & C. J. Doughty (Eds.), The handbook of language teaching (pp. 371-394). Wiley-Blackwell.
  13. Min, H. (2006). The effects of trained peer review on EFL students’ revision types and writing quality. Journal of Second Language Writing, 15, 118-141.
  14. Mubarak, M. (2013). Corrective feedback in L2 writing: A study of practices and effectiveness in the Bahrain context. forms (Doctoral dissertation, University o of Sheffield). Retrieved from https://etheses.whiterose.ac.uk/4129/1/PhD_MMubarak_2013.pdf
  15. Qi, D. S., & Lapkin, S. (2001). Exploring the role of noticing in a three-stage second language writing task. Journal of Second Language Writing, 10, 277-303.
  16. Reid, J. (1994). Responding to ESL students’ texts: The myths of appropriation. TESOL Quarterly, 28(2), 273-292.
  17. Shintani, N., & Ellis, R. (2015). Does language analytical ability mediate the effect of writing feedback on grammatical accuracy in second language writing? System, 49, 110-119. https://doi.org/10.1016/j.system.2015.01.006
  18. Storch, N. (2009). The impact of studying in a second language (L2) medium university on the development of L2 writing. Journal of Second Language Writing, 18, 103-118.
  19. Storch, N., & Wigglesworth, G. (2010). Learners’ processing, uptake, and retention of corrective feedback on writing: Case studies. Studies in Second Language Acquisition, 32, 303-334. https://doi.org/10.1017/S0272263109990532
  20. Truscott, J. (1996). The case against grammar correction in L2 writing classes. Language Learning, 46, 327-369.