Tóm tắt
Bài viết phân tích làm rõ thẩm quyền giải quyết việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp trên cơ sở mối liên hệ thống nhất giữa ba văn bản luật có liên quan bao gồm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với tư cách là luật nội dung, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thủ tục tố tụng tại Tòa án nhân dân và Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục hành chính. Trên cơ sở phân tích quy định của pháp luật hiện hành và đối sánh với thực tiễn áp dụng pháp luật về cơ quan có thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp hiện nay cho thấy có nhiều lúng túng vướng mắc, tác giả đề xuất cách hiểu thống nhất quy định pháp luật hiện hành trong trường hợp này, nhằm góp phần nâng cao thực tiễn áp dụng pháp luật.
Tài liệu tham khảo
- Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình.
- Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hộ tịch.
- Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng Dân sự.
- Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2016), Luật Trẻ em.
- Nguyễn Văn Chung (2021), “Về thẩm quyền của Toà án và cơ quan đăng ký hộ tịch trong việc xác định cha, mẹ, con”. Trang Thông tin điện tử Tòa án nhân dân tỉnh Đaklak; http://toaandaklak.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/ve-tham-quyen-cua-toa-an-va-co-quan-dang-ky-ho-tich-trong-viec-xac-dinh-cha-me-con-5287.html; Cập nhật lúc: 11:41 05/01/2021.
- Võ Văn Tuấn Khanh (2020), “Bàn về thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con”, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2019, tr.55-59.