Tóm tắt
Bên cạnh lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương có một vị trí quan trọng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Trước hết, việc dạy học lịch sử địa phương góp phần làm cụ thể, phong phú và sinh động hơn các sự kiện, nhân vật; giúp “trực quan sinh động” quá khứ của dân tộc và quê hương. Mặt khác, các tài liệu, đặc biệt là các di tích lịch sử - “bằng chứng vật chất sống động”, giàu hình ảnh, gần gũi, thân thuộc còn khơi gợi nhiều cảm xúc lịch sử cho học sinh. Đây chính là cơ sở để hình thành tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống, giáo dục trách nhiệm công dân cho học sinh. Bài viết sau giới thiệu quy trình vận dụng phương pháp WebQuest để hướng dẫn học sinh tìm hiểu di tích lích sử khi dạy bài lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần phát triển kỹ năng khai thác, xử lý và sử dụng hiệu quả nguồn tư liệu trên internet của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy học lịch sử địa phương hiện nay.
Tài liệu tham khảo
- Tạ Thị Thúy Anh, Vũ Đình Bảy, Lê Xuân Bân, Nguyễn Hữu Hy, Trương Công Huỳnh Kỳ… (2011), Tài liệu giáo dục địa phương môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân (Dùng cho HS THPT tỉnh Thừa Thiên Huế), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
- Bộ Khoa học và Công nghệ (2014), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10382:2014 (Di sản văn hoá và các vấn đề liên quan - thuật ngữ và định nghĩa chung), Hà Nội.
- Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo dục THPT (Loan No 1979 - Viet).
- Vũ Thị Thu Hoài, Dương Nữ Khánh Lê, Nguyễn Minh Ngọc (2019), Sử dụng WebQuest trong dạy học dự án “Nghiên cứu sự có mặt của clo trong nước sinh hoạt” (Hóa học 10) nhằm phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên cho HS, Tạp chí Giáo dục, Số 457 (Kì 1 - 7/2019), tr.53 – 59.
- Đặng Văn Hồ (1996), Tạo biểu tượng về hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh qua dạy học lịch sử lớp 12 ở trường trung học phổ thông, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm – tâm lí, Hà Nội.
- ICOMOS (1964), International Charter for the Conservation and Restoration of Monuments and Sites, Venice.
- Thái Hoài Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa (2013), vận dụng webquest trong dạy học nội dung Axit sunfuric (Chương trình Hóa học 10 nâng cao), Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Số 48, tr. 34 - 42.
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt Nam.