THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO
PDF (English)

Từ khóa

Thiết kế, hoạt động trải nghiệm, trẻ mẫu giáo, ngôn ngữ mạch lạc. Design , experiential activity, preschool children, coherent language

Tóm tắt

Phát triển ngôn ngữ nói chung, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ nói riêng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong giáo dục trẻ mẫu giáo. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc không những góp phần hình thành, tích lũy và mở rộng vốn hiểu biết, giúp trẻ giao tiếp và học hỏi một cách chủ động mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho trẻ vào lớp 1. Kết quả khảo sát 120 giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bước đầu cho thấy mặc dù phần lớn giáo viên đã quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm, họ vẫn gặp nhiều khó khăn trong thiết kế và tổ chức hoạt động một cách bài bản để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Các nguyên tắc, quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm và ví dụ minh họa cụ được trình bày trong bài báo giúp giáo viên mầm non có định hướng tốt hơn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v131i6A.6484
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Thông tư số 01/2021/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 ban hành Chương trình Giáo dục mầm non.
  2. Cao Thị Hồng Nhung (2020). Tổ chức hoạt động ngoài trời nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  3. D. Konza (2016). Oral language: Best Advice Learning Improvement Literacy.https://www.ais.sa.edu.au/wp content/uploads/Pages/Phonics_Screening_Check/Oral-Language.pdf
  4. D. Kolb (2015). Experiential learning: Experience as The source of learning and development. Englewood Cliffs, N.J: Prentice‐Hall.
  5. Lã Thị Bắc Lý (2017). “Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động trải nghiệm”, Tạp chí giáo dục, số đặc biệt tháng 12, tr.32-35.
  6. Malinovska N. V. (2020). Development of monological speech of the preschool age children by means of modeling, https://doi.org/10.37835/2410-2075-2020-12-16.
  7. Massari, G-A và cộng sự (2018). A handbook on experiential education: pedagogical guidelines for teachers and parents. Editura Universității Alexandru Ioan Cuza din Iași. ISBN 978-606-714-309-6
  8. Michael A. Reed (2009). Children And Language: Development, Impairment And Training. Nova Science Publishers, Inc.
  9. Yaroslavl (2018). Formation of a coherent speech of children of the fifth year of life in the classroom with toys, Truy xuất ngày 05/04/2021 tại https://aurumrp.ru/en/the-method-of-development-of-connected-speech-in-preschool-children-recommendations-for-the-development-of-coherent-speech-in-preschool-children.html.