Tóm tắt
Học cùng cộng đồng - với những ưu điểm vượt trội về khả năng kết nối các tri thức lí thuyết với thực tiễn và ý nghĩa học tập thông qua trải nghiệm cộng đồng, phụng sự cộng đồng - là mô hình lí tưởng để tạo nên những tác động tích cực đối với cả sinh viên và học sinh khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm phát triển văn hoá đọc. Từ những khảo cứu lí thuyết và điền dã, hình thức dự án đọc tổ chức trực tiếp ở trường học và xây dựng phòng đọc trực tuyến được triển khai thực hiện, bước đầu thu nhận được phản hồi tích cực từ những người tham gia. Bên cạnh ưu điểm về khả năng tạo hứng thú và gia tăng tương tác trong các hoạt động đọc, việc vận dụng mô hình Học cùng cộng đồng còn tác động mạnh mẽ đến nghiệp vụ sư phạm và ý thức học tập phục vụ cộng đồng của sinh viên; đồng thời góp phần hình thành thói quen đọc - trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng đọc và ghi chép phiếu đọc, nhật kí đọc cho học sinh tiểu học.
Tài liệu tham khảo
- Campus Compact (2007). President’s Declaration on Civic Responsibility of Higher Education. p. www.compact.org/resources/declaration.
- Colby, S., Bercaw, L., Clark, A.M. and Galiardi, S. (2009), From Community Service to Service-Learning Leadership: A Program Perspective. New Horizons in Education, 57(3).
- Hạnh Hiền (2017), “Cơ hội khi áp dụng mô hình Học cùng cộng đồng”, nhandan.org.vn.
- Janet Eyler, Giles Jr, Dwight E. (1999), “Where the Learning in Service-Learning?”, (1st ed.), San Francisco, CA: Jossey-Bass.
- Eyler, Janet; Giles Jr., Dwight (2013). Waterman, Alan S. (ed.). The Importance of Program Quality in Service-Learning. Service-Learning: Applications From the Research. New York, NY: Psychology Press. p. 59.