CỔ MẪU THẦN LINH VÀ MA QUỶ TRONG MO MƯỜNG
PDF (English)

Từ khóa

archetypes, God, Devil, mo Muong, Muong people cổ mẫu, Thần linh, Ma quỷ, mo mường, người Mường

Tóm tắt

Mo Mường là thể loại văn học dân gian phản ánh tư duy logic nhị phân cùng với những ý niệm về triết học và nhân sinh về vũ trụ điển hình của người Mường thời xa xưa. Trong quan niệm cổ sơ của người Mường, bên cạnh Mường Người còn có sự tồn tại của Mường Ma và Mường Trời. Vì lẽ đó, sẽ không ngạc nhiên khi có thể tìm thấy trong Mo Mường hệ thống cổ mẫu Thần linh và Ma quỷ với đầy đủ những tính chất nguyên bản và cổ xưa. Chúng được tái hiện một cách sinh động thông qua hành trình xuống Mường Ma và lên Mường Trời. Nghiên cứu này, từ góc nhìn của lý thuyết cổ mẫu và phương pháp lịch sử-xã hội, tập trung phân tích các motif, trạng huống liên quan đến các cổ mẫu Thần linh và Ma Quỷ. Đồng thời, thông qua việc khám phá sự xung đột giữa các nhân vật điển hình của cổ mẫu, nghiên cứu sẽ cho thấy đặc trưng tư duy về thế giới và tín ngưỡng bản địa của người Mường cổ sơ được tái hiện một cách sinh động thông qua Mo Mường.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v133i6D.7318
PDF (English)

Tài liệu tham khảo

  1. Văn Trịnh Quỳnh An (2014), “Từ biểu tượng quỷ Satan trong Kinh thánh đến hình tượng chúa quỷ Voland trong Nghệ nhân và Margarita”, luận văn thạc sĩ ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Nguyễn Hữu Kim Duyên (2021), “Tổng quan tình hình nghiên cứu nhân vật Thần linh trong truyển thuyết Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc qua nguồn tài liệu tiếng Việt”, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, số 7, tr.72-83, Thành phố Hồ Chí Minh.
  3. Hoàng Thị Huế, Đỗ Thị Xuân Dung, Phạm Thị Thùy Trang, Nguyễn Hoàng Nguyên (2022), “Tác động của toàn cầu hóa và trào lưu số đến thơ một số nhà thơ Việt Nam sau năm 1986”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, số 1 (61), tr.5 – 12, Thừa Thiên Huế.
  4. Phạm Văn Hùng (2017), Khía cạnh triết học trong Mo Mường Hòa Bình, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội
  5. Phạm Văn Hóa (2020), “Hình tượng yêu ma và hàm ý văn hóa trong truyện cổ dân gian người Việt”, Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, số 7, tr.35-41, Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. Phạm Đặng Xuân Hương (2016), Đặc điểm sử thi Chương ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
  7. Vũ Ngọc Khánh & Phạm Minh Thảo (2002), Linh thần Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
  8. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) (2010), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
  9. Bùi Văn Niên (2021), “Vũ trụ quan và biểu tượng cây Si trong Mo Mường của người Mường, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 66 (3), tr. 50-57, Hà Nội.
  10. Võ Quang Nhơn & Cộng sự (1998), Truyện cổ dân gian Đông Nam Á, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
  11. Nguyễn Thị Kim Ngân (2014), “Hành trình đến thế giới khác trong folklore: từ thần thoại đến chuyện cổ tích”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Huế, số 02 (30), tr.32-39, Thừa Thiên Huế.
  12. Nguyễn Thị Kim Ngân (2015), “Không gian siêu hình – Bước tiến mới trong quá trình kế thừa chất liệu folklore trong truyện truyền kỳ trung đại”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học – Nghệ thuật, số 38 (10), tr. 66-74, Hà Nội.
  13. Nguyễn Thị Kim Ngân (2017), “Cổ mẫu trong nghiên cứu truyện kể dân gian”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, tr. 77-87, Hà Nội.
  14. Nguyễn Thị Kim Ngân (2017), Folklore và văn học viết: nghiên cứu từ góc độ “dịch chuyển không gian” trong truyện cổ tích và truyện truyền kỳ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
  15. Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), “Cổ mẫu địa ngục: Từ folklore đến truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 63 (10), tr. 21-29, Hà Nội.
  16. Nguyễn Thị Kim Ngân (chủ nhiệm) (2020), Báo cáo tổng kết đề tài Nafosted, Hà Nội.
  17. Hoàng Kim Ngọc (2022), “Hình tượng ma, quỷ trong truyện cổ tích thần kỳ Nhật Bản”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa Thư, số 78, tr. 74-81, Hà Nội.
  18. Trần Từ (1971), “Cõi sống và cõi chết trong quan niệm của người Mường”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 40, tr. 45-55, Hà Nội.
  19. Trần Từ (2012), Người Mường ở Hòa Bình, Nxb Thời đại, Hà Nội.
  20. Nguyễn Văn Tuấn (2017), “Phong tục tang ma của người Mường ở Thanh Hóa”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1&2 (160), tr. 160-170, Hà Nội.
  21. Vũ Anh Tuấn (chủ biên) (2016), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
  22. Lường Hoài Thanh & Lê Thị Dung (2019), “Quan niệm về linh hồn (khuôn, khuân) và đôi điều kiêng kỵ trong tang ma của người Thái Đen ở tỉnh Sơn La”, Tạp chí khoa học Đại học Tây Bắc, số 15, tr.48-56, Sơn La.
  23. Trần Lệ Thanh (2011), “Sự lo ngại lực lượng Thần linh, các ma trong tâm lý của dân tộc HMông ở khu vực phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học, số 9, tr. 69-80, Hà Nội.
  24. Bùi Thiện (2005), Diễn xướng Mo – Trượng – Mỡi, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.
  25. Triệu Văn Thịnh (2022), “Thần linh, ma lai, bùa ngải trong phương thức sáng tạo nghệ thuật của sử thi M’Nông”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, tập 51, số 1B, tr.100-105, Nghệ An.
  26. Kiều Trung Sơn (2016), Nghệ thuật diễn xướng Mo Mường, Nxb Thế giới, Hà Nội.
  27. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình (2019) Mo Mường Hòa Bình, Hòa Bình.