Tóm tắt
Tóm tắt: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1954), Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, theo Hiệp định, nước Việt Nam tạm chia thành hai miền, lấy vĩ tuyến 17, sông Bến Hải chạy ngang qua địa phận huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị làm đường ranh giới quân sự tạm thời. Từ đây, Vĩnh Linh trở thành một điểm nút chính trị - quân sự địa đầu giới tuyến, là tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp, nơi tập trung quân, kho tàng đạn dược của miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, nơi đứng chân của các đơn vị chủ lực trước khi vượt sông sang bờ Nam chiến đấu, rồi trở lại củng cố, nghỉ ngơi tập luyện, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước những năm 1965-1975, Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu, phối hợp chiến đấu, bảo vệ vững chắc hậu phương tuyến đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tích cực chi viện hết mình cho chiến trường miền Nam, góp phần cùng quân dân cả nước đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, Vĩnh Linh thật sự xứng đáng là tiền tuyến anh hùng của miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo
- Ban Chấp hành Đảng bộ xã Vĩnh Nam (2014), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Nam (1930 – 2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.123.
- Ban Chấp hành Đảng bộ Vĩnh Linh (2020), Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Linh, tập 1, 1930-1975, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.426-427.
- Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (1994), Quân khu 4- Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 1954-1975, Nxb QĐND, Hà Nội, tr.162.
- Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (1994), Quân khu 4- Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, 1954-1975, Nxb QĐND, Hà Nội, tr.338.
- Bộ Tư lệnh Quân khu 4, 2000, Bác Hồ với quân và dân Quân khu 4, Nxb QNĐD, Hà Nội, tr.220.
- Thường vụ Huyện uỷ Vĩnh Linh (1994), Lịch sử Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh, 1930-1975, Sở Văn hoá thông tin Quảng Trị, tr.209.
- Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, (1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.356.