Tóm tắt
Chất lượng, năng lực đội ngũ giảng viên giữ vị trí và vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục đại học. Phát triển số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên cũng phải gắn với việc tạo cho giảng viên sự hứng thú, say mê và yên tâm với nghề nghiệp, hướng đến giữ chân những giảng viên nòng cốt, có chất lượng. Bài báo này tìm hiểu thực trạng sự gắn kết trong công việc của đội ngũ giảng viên Đại học Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 539 giảng viên của 8 trường đại học thành viên của Đại học Huế, số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung giảng viên Đại học Huế gắn kết trong công việc, tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ khá lớn giảng viên chưa thực sự hăng hái, cống hiến và say mê trong công việc. Để nâng cao sự gắn kết trong công việc của đội ngũ giảng viên, Đại học Huế cần nghiên cứu phân tích công việc của giảng viên, thiết lập được bản mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc; giao quyền tự chủ nhiều hơn trong công việc cho giảng viên; nghiên cứu đề xuất cơ chế hợp lý về lương nhằm đảm bảo thu nhập tốt cho giảng viên; xây dựng môi trường làm việc gần gũi và nhiều ý nghĩa để giúp giảng viên gắn kết hơn với công việc.
Tài liệu tham khảo
- Bernstein, I. H., Nunnally, J. C. (1994). Psychometric Theory, 3rd ed. New York: McGraw-Hill.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2020/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2020.
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ban hành kèm theo Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019.
- Christian, M. S., Garza, A. S., & Slaughter, J. E. (2011), “Work engagement: A quantitative review and test of its relations with task and contextual performance”. Personnel Psychology, 64(1).
- Đại học Huế (2023), Báo cáo thường niên, tháng 12/2023.
- Kahn, W. A. (1990), “Psychological conditions of personal engagement and disengagement at work”. Academy of Management Journal, 33, tr.692-724], [Kahn, WA. (1992), “To Be Fully There: Psychological Presence at Work”, Human Relations, 45.
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Giáo dục đại học năm 2018.
- Rothbard, N. P. (2001). “Enriching or depleting? The dynamics of engagement in work and family roles”, Administrative Science Quarterly, 46.
- Saks, A.M. (2006), “Antecedents and consequences of employee engagement”, Journal of Managerial Psychology, 21(7).
- Schaufeli, W. B., Salanova, M., González-Roma, V., & Bakker, A. B. (2002), “The measurement of engagement and burnout: A two sample confirmatory factor analytic approach”, Journal of Happiness Studies, 3.
- Shuck, B., Reio Jr, T. G., & Rocco, T. S. (2011), “Employee engagement: An examination of antecedent and outcome variables”, Human Resource Development International, 14(4).